Chữa gai cột sống với tỷ lệ phục hồi khoảng 90%

Gai cột sống lưng là bệnh lý thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi hoặc người lao động nặng nhọc,… Bệnh ở mức độ nhẹ hầu như không gây đau hay ảnh hưởng gì. Thế nhưng khi phát triển nặng, bệnh có thể gây đau nhức nếu vận động hay thực hiện sai tư thế chức năng. Bệnh khó phát hiện ngay từ đầu nên việc thăm khám đa phần đều chậm trễ, vì thế chữa trị khó khăn và khả năng hồi phục giảm.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH GAI CỘT SỐNG LƯNG

Gai cột sống lưng (vôi hóa cột sống lưng) là một trong những bệnh lý liên quan chặt chẽ đến quá trình thoái hóa cột sống, xảy ra chủ yếu ở vùng thắt lưng khi các gai xương bắt đầu mọc phía ngoài 2 đầu thân đốt sống.

>>> xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/benh-gai-cot-song/mo-gai-cot-song-het-bao-nhieu-tien/

Gai xương thường mọc ở mặt trước và mặt bên của cột sống, hiếm khi mọc phía sau nên ít tác động lên rễ thần kinh. Tuy nhiên, dây thần kinh tọa và các rễ thần kinh vẫn có thể bị chèn ép trong nhiều trường hợp nhất định.

Đối tượng có nguy cơ mắc gai cột sống lưng cao là người lớn tuổi, người từng bị chấn thương cột sống lưng khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GAI CỘT SỐNG LƯNG

Gai cột sống lưng không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường sống chung với bệnh sau một thời gian dài mới biết lưng đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết nguy cơ mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

  • Ban đầu chỉ bị đau nhẹ sau đó khỏi ngay, triệu chứng này không rõ ràng nên thường bị bỏ qua.

  • Các hoạt động như đi đứng hay nằm, ngồi có thể gây đau nhức nhiều hơn. Cơn đau đôi khi kéo dài liên tục đến 6 tuần mà không có dấu hiệu giảm.

  • Khi bệnh tiến triển nặng, gai xương tác động vào một số bộ phận phần mềm hay các rễ thần kinh, dây thần kinh tọa có thể gây đau nhức lưng, hông, lan rộng ra đùi, cổ chân, ngón chân,…

  • Chân có dấu hiệu cứng khớp, đôi khi còn đau nhức dữ dội theo từng cơn.

  • Mất cân bằng khi đi lại, cảm giác xương khớp yếu hơn bình thường. Khi đứng quá lâu, khuân vác vật nặng, khom người ra trước, xoay người, chạy nhanh, vận động mạnh,… có thể gây đau nhiều vị trí khác nhau.

Trên thực tế, các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống lưng thường giống với triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp như viêm thấp khớp, đau thần kinh tọa, chấn thương phần mềm,… vì thế rất dễ nhầm lẫn. Do đó, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY GAI CỘT SỐNG LƯNG

Thoái hóa cột sống chính là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống mọc gai xương khi cơ xương khớp lão hóa. Lúc này, các phần sụn khớp, đĩa đệm dần hư tổn, cột sống thiếu vững chắc, do đó các đốt sống phải mọc thêm gai xương để cân bằng lại. Bên cạnh đó, bệnh gai cột sống lưng còn được hình thành do các nguyên nhân sau:

  • Quá trình lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với cột sống làm sụn khớp bị oxy hóa, mất nước và khô dần.

  • Chế độ dinh dưỡng kém khoa học có thể khiến cơ thể thiếu chất, đặc biệt là các loại vitamin, canxi.

  • Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va đập mạnh, té ngã,… ở vùng cột sống lưng.

  • Viêm cột sống mãn tính chữa trị không khỏi lâu ngày sẽ hình thành nên các gai xương.

  • Di truyền cũng là nguyên nhân có thể gây gai cột sống lưng.

  • Tư thế sinh hoạt, vận động và làm việc không khoa học gây áp lực lên vùng cột sống lưng.

Last updated